Doanh Nghiệp Cần Chú Ý Gì Khi Ứng Dụng Điện Toán Đám Mây

Điện toán đám mây ra đời giúp dữ liệu được lưu trữ ở một không gian mạng. Nơi có thể dễ dàng truy cập từ nhiều thiết bị khác nhau và chia sẻ mọi lúc mọi nơi khi cần. Vậy doanh nghiệp cần chú ý gì khi ứng dụng điện toán đám mây để đảm bảo được độ bảo mật và an toàn khi lưu trữ và chia sẻ thông tin?

Các mô hình dịch vụ điện toán đám mây phổ biến

Để bắt đầu xây dựng ứng dụng hiệu quả thì cần hiểu rõ điện toán đám mây gì. Nó được hiểu là dịch vụ cung cấp các công nghệ, tài nguyên máy tính thông qua việc liên kết với mạng Internet. Ví dụ điểm hình như các ứng dụng Dropbox hay Google Docs,….

Ứng dụng điện toán đám mây được cung cấp các  theo ba mô hình cơ bản:

  • SaaS – Software as a Service (hay Phần mềm dịch vụ) cho phép người dùng đăng nhập và sử dụng phần mềm mà không cần am hiểu về các yếu tố kỹ thuật, tải xuống hay cài đặt ( ví dụ: Dropbox, Drive,…)
  • PaaS – Platform as a Service (Nền tảng dịch vụ) cho phép người dùng lựa chọn các phần mềm mong muốn, triển khai và sử dụng mà không cần quan tâm tới việc cập nhật các phiên bản mới, RAM, CPU,…(ví dụ: Apache Stratos, Cloud Foundry)
  • IaaS – Infrastructure as a Service (Hạ tầng dịch vụ) là một dịch vụ cho phép người dùng sử dụng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống, cung cấp các tính năng cơ bản nhất như mạng, máy tính ảo, không gian lưu trữ dữ liệu, CPU, RAM, HDD/SSD (ví dụ Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure, Google Compute Engine (GCE)

nhung-dieu-can-luu-y-ve-dien-toan-dam-may

Cách phát triển một ứng dụng điện toán đám mây

Thiết kế app tập hợp các dịch vụ

Một ứng dụng đám mây sẽ đạt hiệu quả hơn khi tích hợp nhiều API, hay dịch vụ để nguồn dữ liệu không bị lệ thuộc vào các thành phần một cách thụ động. Chia nhỏ ứng dụng thành nhiều phần nhỏ cũng là một cách hiệu quả.

Phân lớp dữ liệu

Điều này sẽ giúp đám mây sẽ dàng xử lý thông tin hơn. Nhà cung cấp nên chú ý đến vấn đề này để khắc phục lỗi chậm trễ, cải thiện đường truyền tốt hơn.

Tính năng dự phòng

Dịch vụ có thể bị gián đoạn bởi nhiều lý do, vây nên cần chuẩn bị một số thiết kế dự phòng cho ứng dụng điện toán đám mây khi hoạt động phát sinh sự cố

Tính toán sức tải

Trong quá trình hoạt động, lượng người truy cập có thể tăng quá tải nên nhà cung cấp dịch vụ cũng nên tính toán khả năng chịu tải của app để có những biện pháp đề phòng sự cố xảy ra.

nhung-dieu-can-luu-y-ve-dien-toan-dam-may

Tips chọ một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây phù hợp

Để kịp chạy đua với xu hướng chuyển đổi số toàn cầu, các doanh nghiệp không ngần ngại bỏ ra chi phí lớn để thuê các đơn vị cung cấp điện toán đám mây. Một số lưu ý cần cân nhắc để doanh nghiệp đưa ra những lựa chọn đúng đắn:

Xác định yêu cầu

Mọi hành động đều xuất phát từ nhu cầu, doanh nghiệp cần xác định những vấn đề cần được sẽ được giải quyết khi xây dựng điện toán đám mây và có những điều chỉnh nguồn lực cần thiết

Tìm hiểu đối tác

Sẽ có rất nhiều đơn vị cung cấp, doanh nghiệp cần sáng suốt trong quá trình tìm kiếm thông tin. Tham khảo những đơn vị có kinh nghiệm, thành công nhất định trong ngành sẽ là biện pháp an toàn.

Đánh giá nguồn lực tài chính

Doanh nghiệp cũng cần cân nhắc khả năng tài chính hiện tạo để đưa ra lựa chọn tối ưu. Cũng như có những đàm phán với nhà cung cấp trong những trường hợp phát sinh chi phí.

XEM THÊM: Điện Toán Đám Mây Xu Hướng Hiện Tại Và Tương Lai

Trên đây là những lưu ý mà doanh nghiệp khi xây dựng điện toán đám mây. Doanh nghiệp cần cân nhắc khi có mong muốn outsource dự án. Để có kiến thức chuyên sâu doanh nghiệp nên tham khảo các công ty cung cấp dịch vụ uy tín.

Với nhiều năm kinh nghiệm, SUN MEDIA tự tin mang lại giá trị thực sự cho hệ thống của khách hàng: “CHUYÊN NGHIỆP – HIỆU QUẢ – UY TÍN – GẮN KẾT”. Chúng tôi tự hào là đối tác đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp từ ngày đầu thành lập đến nay.

Hãy liên hệ ngay với SUN MEDIA! Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ Quý khách!

Liên hệ để biết thêm thông tin chi tiết:

SUNMEDIA CORP

1900 63 64 37

 marketing@smediavn.com

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan